15 tác dụng của yến sào đối với sức khỏe bất ngờ ít người biết
Yến sào hay còn gọi là tổ yến được xem như một loại cao lương mỹ vị có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được. Vậy cụ thể tác dụng của yến sào đối với sức khỏe là gì? Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của yến sào, hãy cùng Yến Đảo Cần Giờ khám phá nhé!
Giá trị dinh dưỡng của yến sào
Yến sào được làm từ nước bọt của loài chim yến sống trong hang hoặc nuôi trong nhà. Chim yến thường sống trong các hang động đá vôi quanh Ấn Độ Dương, Nam và Đông Nam Á, bắc Australia và các đảo Thái Bình Dương, khi thu hoạch mất khá nhiều công sức. Tổ chim được con đực chủ yếu xây tổ và gắn chúng vào các bức tường thẳng đứng của hang. Tùy thuộc vào loại tổ, có thể mất đến 8 tiếng để làm sạch 10 tổ yến.
Người Trung Quốc đã ăn tổ yến như một món súp trong khoảng 1.200 năm. Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, yến sào có tác dụng như một phương thuốc chữa các bệnh như bệnh lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày. Tổ yến cũng được biết đến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Có đặc tính chống lão hóa, chống ung thư đến khả năng cải thiện sự tập trung và tăng ham muốn.
Trong tổ yến có chất gì? Protein là thành phần dồi dào nhất trong yến sào. Tổ yến chứa tất cả các axit amin thiết yếu tạo nên chất đạm. Chúng cũng chứa 6 loại hormone, bao gồm testosterone và estradio. Chứa carbohydrate và một lượng nhỏ lipid (các phần tử xuất hiện tự nhiên, bao gồm cả chất béo). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ yến có chứa các chất kích thích sự phân chia và tăng trưởng của tế bào, tăng cường sự phát triển và tái tạo mô.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần dinh dưỡng trong 100g tổ yến và đã chỉ ra tổ yến có 31 nguyên tố đa vi lượng và rất nhiều Ca cũng như Fe. Ngoài ra tổ yến còn giúp ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ vì có hàm lượng cao các chất như: Mn, Br, Cu, Zn ,…
Theo số liệu của trung tâm công nghệ sinh học Đại học Thủy Sản, Viện Công Nghệ Sinh học thuộc trung tâm khoa học tự nhiên cùng công nghệ Quốc Gia, trong thành phần của yến sào có 18 Axit Amin, trong số đó có các loại như: Aspartic Axit, Serine, Tyrosine, Leucine,… là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng tổn thương khi bị nhiễm xạ hoặc chất độc hại.
Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng của yến sào cùng chi tiết hàm lượng đáng chú ý:
Thành phần yến sào | Hàm lượng |
Protein | Protein đã được nghiên cứu là thành phần nhiều nhất ở trong tổ yến. Theo các chuyên gia, tổ yến chứa tới 42,8 – 54,9% Protein; nhiều Glucose cùng các Axit Amin thiết yếu khó thay thế như là Cystein, Phenylalanin và Tyrosin…; Các Vitamin B, E, C, PP; các nguyên tố vi lượng quan trọng là: Muối, Natri, Sắt, Photpho,… |
6 loại Hormone | Tổ yến cũng chứa 6 loại Hormone, trong đó bao gồm Testosterone và Estradiol. Đây là những Hormone giới tính quan trọng có vai trò phát triển của tuyến sinh dục, những nội tiết tố này có liên quan đến sự hoạt động các mô cơ quan khác trong cơ thể. |
Lipid, Tro và Carbohydrate | Tổ yến sở hữu một lượng nhỏ Lipid cùng các chất như Tro và Carbohydrate. Trong đó Glycoprotein và Carbohydrate là những phân tử có cùng chuỗi Carbohydrate và Protein, mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. |
Axit Sialic và Tyrosine | Trong tỉ lệ thành phần của tổ yến, các chất này chiếm đến 8.6%. Axit Sialic và Tyrosine hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể sau các tổn thương ở tế bào hồng cầu. Bên cạnh đó, hợp chất này giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi một số virus và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. |
Glucosamine | Được xếp vào nhóm đường Amin, là tiền chất đóng vai trò quan trọng giúp tổng hợp sinh hóa của Lipid Glycosyl hóa và Protein. Glucosamine còn là thành phần dinh dưỡng quan trọng có khả năng khôi phục sụn bao khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp khi cơ thể dần bị lão hóa |
Phenylalanine | loại Axit Amin có chức năng phát triển, tăng cường trí nhớ đồng thời gây ra tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. |
Lysine | giúp tăng khả năng hấp thu Canxi từ đó phát triển và củng cố xương tạo ra Collagen. Và là thành phần quan trọng trong mô liên kết da, xương, sụn. Ngoài ra, Axit Amin còn giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng, Hormone, điều hòa thần kinh. |
Aspartic Axit | Chiếm tỉ lệ 4,69% trong bảng thành phần của tổ yến. Đây là loại Axit Amin mang lại nhiều lợi ích cho gan, cần thiết cho sự tăng trưởng mô, cơ, giúp cải thiện cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, còn loại bỏ độc tố dư thừa cũng như duy trì, phát triển và hoàn thiện chức năng hệ thần kinh bình thường. Nó cũng góp phần tạo ra năng lượng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các tế bào, giảm thiểu mệt mỏi căng thẳng và thải bớt các độc tố làm tổn hại hệ thần kinh. |
Proline | Tổ yến chứa đến 5,27% hàm lượng Proline. Hợp chất này có vai trò thiết yếu trong việc hình thành Collagen và tái tạo các mô, từ đó mang đến một làn da căng tràn sức sống. Ngoài ra Proline cũng giúp kiểm soát huyết áp và phòng chống xơ vữa động mạch. |
Cysteine, Phenylalanine | Đây là những axit amin không thể thiếu và không thể thay thế của cơ thể. Trong tổ yến hàm lượng Cysteine và Phenylalanine là 4,5%. Những thành phần này có vai trò cải thiện trí nhớ, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh, nâng cao khả năng hấp thụ Vitamin D |
15 tác dụng của yến sào đối với sức khỏe
Yến sào là thực phẩm bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào, đem lại nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động. Sau đây là những tác dụng của yến sào đem lại cho sức khỏe chúng ta.
Lợi ích lớn nhất của yến sào: tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân gây bệnh, tiêu diệt các tác nhân đó nếu chúng thâm nhập vào cơ thể. Trong yến sào có chứa loại protein đặc biệt, hơn 18 loại axit amin (trong đấy có một số loại có hàm lượng cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Valine, Leucine,… theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy Sản và Viện Công nghệ Sinh học) cùng nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường hàng rào bảo vệ cơ thể vững chắc hơn, chống chọi lại nhiều loại bệnh tật.
Tác dụng của tổ yến – kích thích hệ tiêu hoá
Những người mới ốm dậy hoặc trẻ em thường có hệ tiêu hóa kém. Yến sào lại rất dễ tiêu hóa, chứa Cr cùng nhiều dưỡng chất quan trọng, dễ dàng được cơ thể hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng. Yến sào cũng có tác dụng kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng, thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột, từ đó giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Tổ yến giúp bổ phế, long đờm, giảm ho
Yến sào có tác dụng gì? Yến sào có tính dưỡng âm, giúp bổ phế, giảm ho, bên cạnh đó còn giúp làm sạch đờm nhầy trong đường hô hấp. Chưa kể tổ yến cũng có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng – một tác nhân gây viêm đường hô hấp. Bạn có thể dùng yến với gừng ăn 3 lần mỗi tuần sẽ cảm nhận ngay tác dụng làm sạch phổi, cải thiện khả năng của hệ hô hấp của yến sào.
Tác dụng tổ yến giúp bổ máu, phòng bệnh tim mạch
Nhờ lượng lớn Sắt, Protein cùng khoáng chất mà tổ yến đem đến khả năng tái tạo tế bào hồng cầu, tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Nhờ đó giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, lưu thông khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu và ổn định nhịp tim. Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần những men oxy hóa khử trong các tế bào và có trong myoglobin (là sắc tố hô hấp của cơ).
Công dụng của tổ yến giúp loại bỏ độc tố, bảo vệ gan
Gan là bộ phận giữ vai trò đào thải độc tố và thanh lọc cho cơ thể, tuy nhiên bộ máy làm sạch này cũng có nguy cơ bị quá tải và nhiễm độc khi người dùng nạp vào quá nhiều bia rượu, thuốc lá, chất độc hại. Tổ yến lại có tác dụng giúp thải độc tố cho gan, thanh lọc máu hiệu quả. Nhờ đó mà bảo vệ cho gan luôn khỏe mạnh.
Tác dụng yến sào trong hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh
Canxi, kẽm, phenylalanine và nhiều vitamin nhóm B trong yến sào là những yếu tố giúp cho khung xương chắc khỏe và phát triển, hạn chế các bệnh về xương khớp. Bên cạnh đó, chất glucosamine trong yến còn có khả năng tái tạo sụn và giúp xương khớp hoạt động trơn tru hơn.
Giúp ngăn ngừa béo phì
Ăn yến có tác dụng gì? Ngoài các lợi ích cho sức khỏe kể trên thì tác dụng của yến sào còn giúp hạn chế nguy cơ béo phì. Nhờ lượng axit amin methionine có trong yến sào giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm hấp thu chất béo, làm săn chắc cơ bắp.
Yến sào giúp cải thiện làn da
Hàm lượng threonine trong yến sào có tác dụng kích thích sản sinh collagen và elastin, tái tạo tế bào, duy trì độ đàn hồi và căng mịn của làn da. Threonine lúc kết hợp với Glycine sẽ giúp phòng ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, ngăn mụn, tàn nhang, vết nám, bảo vệ da, mang lại làn da sáng mịn và săn chắc. Ngoài ra, thành phần glycerin trong yến chính là chìa khóa giúp ngăn ngừa lão hóa, hạn chế hắc sắc tố trên làn da.
Xem thêm: Ăn yến sào bao lâu thì đẹp da?
Hỗ trợ hoạt động của não, tăng cường trí nhớ
Yến sào có nhiều vi chất bổ dưỡng cho não bộ như Mn, Cu, Zn, Br…giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, an thần, dễ ngủ, tăng khả năng tập trung và trí nhớ.
Tác dụng của yến sào đối với người hậu Covid-19
Theo nghiên cứu hiện đại, tổ yến có chứa thành phần acid sialic giúp tăng cường đề kháng, ngăn chặn lây nhiễm từ dòng virus cúm. Acid Threonine giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy cơ thể hấp thụ dưỡng chất. Đặc biệt, không chỉ hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị Covid-19 mà yến sào còn là “báu vật thiên nhiên” giúp khắc phục nhanh các triệu chứng hậu Covid-19.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh (Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc, Nguyên trưởng khoa nội BV YHCT Trung Ương, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Thuốc Dân Tộc). Tổ yến trong Y Học Cổ Truyền được dùng như 1 vị thuốc có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng vào phế, vị, thận, dưỡng âm, nhuận phế, bổ khí, ích tỳ, dưỡng huyết. Rất tốt cho người sau khi nhiễm Covid-19 vì bị tổn thương phổi. Giúp người bệnh giảm ho, tiêu đờm, phục hồi chức năng phổi, tránh khó thở & chống suy nhược cơ thể,…
Bên cạnh đó, công dụng của yến sào cũng rất hiệu quả cho người mới ốm hoặc mới phẫu thuật sử dụng. Tổ yến giúp chống suy nhược, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ. Đặc biệt tổ yến rất tốt cho tim mạch, gan, thận sau khi nhiễm bệnh.
Rất nhiều kết quả gần đây cho rằng, việc dùng tổ yến với cơ thể nhiễm độc còn khiến hạn chế mức độ sút cân, ổn định một số chỉ tiêu về huyết học cũng như giúp cơ thể phục hồi một cách mau chóng.
Tăng cường sinh lý cho nam và nữ giới
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nước bọt của chim yến có 6 loại hormone, 2 trong số đó là: testosterone và estradiol. Trong đó testosterone là một nội tiết tố có nhiều ở nam, phụ nữ thì ít hơn. Khi ăn yến sào sẽ kích thích cơ thể sản xuất hormone này, làm tăng ham muốn tình dục, tăng cường chức năng sinh lý cho cả hai phái.
Xem thêm: Nam giới có nên dùng yến sào không?
Công dụng của yến sào đối với trẻ em
Yến sào rất dễ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Hàm lượng Ca, Fe, Cr trong tổ yến không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết mà còn cần thiết cho sự phát triển xương ở trẻ. Các khoáng chất như canxi, sắt, Cr là những chất cần thiết cho sự phát triển xương ở trẻ. Ngoài ra yến sào còn giúp trẻ tăng cường đề kháng, nâng cao thể lực và khả năng tiếp thu, cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích bé ăn ngon, ngủ ngon, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Xem thêm: Công dụng và cách dùng tổ yến cho trẻ em
Tác dụng của yến sào đối với phụ nữ mang thai
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yến sào có tác dụng giảm chứng tiền kinh giật, giải tỏa căng thẳng, giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi. Ngoài ra yến cũng giúp mẹ sau sinh phục hồi sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng, chắc khỏe xương và giúp chị em lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tác dụng của yến sào đối với người già
Tổ yến có tác dụng gì? Các axit amin trong yến sào giúp người già dễ dàng hấp thu dinh dưỡng ở đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật, hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, hạn chế bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp.
Bên cạnh đó, tổ yến chứa nhiều canxi, Phenylalanine, đây đều là những chất giúp khung xương chắc khỏe hơn, hạn chế các bệnh lý như viêm khớp, loãng xương, thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, tổ yến còn chứa glucosamine – một chất đóng vai trò cần thiết trong rất trình tái tạo, phục hồi tổn thương ở sụn, giúp xương khớp luôn vận hành trơn tru.
Xem thêm: Công dụng của yến sào với người lớn tuổi
Tổ yến cải thiện sức khỏe cho người mới ốm dậy, hậu phẫu thuật
Với những ai bị suy nhược cơ thể, vừa mới ốm dậy, hậu phẫu thuật thì ăn tổ yến có tác dụng gì? Thực phẩm vàng này sẽ giúp cải thiện được sức khỏe. Yến sào có chứa một số acid amin như Proline, có tác dụng tái tạo tế bào cơ, một số mô và da. Bên cạnh đó chất Tyrosine cũng như acid Syalic cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn khi bị tổn thương hồng cầu, Glucosamine giúp ích cho việc phục hồi mô sụn trong những hiện tượng thoái hóa khớp,…
Riêng đối với những người bệnh ung thư vừa xạ trị xong, thường trong cơ thể cả tế bào tốt và xấu đều bị tiêu diệt. Bao gồm tế bào tốt là tế bào B – một loại tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Việc mất đi tế bào B khiến bệnh nhân trở nên dễ mắc phải nhiều loại bệnh hơn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm hiểu về khả năng ăn yến sào có thể tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy họ đã tiến hành một nghiên cứu để chuột bị nhiễm phóng xạ, sau đó cho chúng ăn yến sào để phục hồi. Kết quả cho thấy, yến sào có một loại protein nhất định giúp tăng tốc độ tạo ra các tế bào B, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hơn.
Xem thêm: Công dụng của yến sào với người bệnh
Trên đây là những thông tin về tác dụng của yến sào với sức khỏe. Nếu bạn đang tìm nơi cung cấp uy tín, Yến Đảo Cần Giờ luôn sẵn sàng đem đến các sản phẩm 100% từ yến chất lượng cao, không chất bảo quản. Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, bạn có thể liên hệ với Yến Đảo Cần Giờ qua thông tin sau:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ YẾN ĐẢO CẦN GIỜ
- Địa chỉ: 197 đường Duyên Hải, khu phố Miễu Nhì, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM
- Email: contact@yendaocangio.com
- SĐT: 1900 86 68 37
- Website: https://yendaocangio.com/
source https://yendaocangio.com/tac-dung-cua-yen-sao/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tac-dung-cua-yen-sao
Nhận xét
Đăng nhận xét